Có thể nói, sự tồn tại của gấu trúc khổng lồ là một điều khó hiểu của tạo hóa. Những con gấu cồng kềnh chỉ ăn lá tre, một loại thức ăn cực kỳ ít chất dinh dưỡng và phải mất rất nhiều công để tiêu hóa sau mỗi bữa ăn. Vậy làm thế nào để những loài động vật được Trung Quốc tôn vinh là “bảo vật quốc gia” sống sót khi chúng phải duy trì thân hình to lớn bằng một chế độ ăn uống cầu kỳ như vậy? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này, đồng thời chúng tôi cũng sẽ cung cấp cho bạn những ý nghĩa tốt đẹp về loài động vật này.
Nguồn gốc về sự xuất hiện của gấu trúc
Gấu trúc khổng lồ hay còn gọi là loại gấu ăn lá trúc. Được phát hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc vào năm 1913. Song sự tồn tại của chúng được mọi người biết đến từ năm 1869. Khi mà một thầy tu tên là Armand David đã tìm thấy rất nhiều da của loài gấu này tại nhà một người Trung Quốc rất giàu có. Chỉ từ khi đó chúng mới được thế giới biết đến. Có lẽ bởi gấu trúc sống trong khu vực rất khó tiếp cận, vùng Se- Tchouan, phía Tây Trung Quốc. Chú gấu trúc lớn cuốn hút mọi người bởi màu lông rất khác thường của nó. Và bề người trông rất giống một chú gấu nhồi bông.

Chúng ta biết rất ít về cuộc sống hoang dã của loài thú này. Và chỉ nghiên cứu được thông qua các con gấu trúc nuôi. Với tư cách là loài thú quý hiếm vào bậc nhất trên thế giới, gấu trúc khổng lồ được chọn là biểu tượng của Quỹ thiên nhiên thế giới. Một tổ chức chuyên tài trợ cho các nghiên cứu về những loài vật có nguy cơ diệt chủng. Vì lý do này mà chúng ta thường thấy hình ảnh của chú gấu với 2 màu lông: đen và trắng trên các tờ báo.
Gấu trúc có yêu cầu rất cao trong vấn đề ăn uống
Chế độ ăn của những con vật này gồm chủ yếu là tre trúc. Nhưng chúng chỉ ăn khoảng 20 trong số 200 loài mọc ở Georgia. Kiểu tre chúng thích thay đổi theo từng thời điểm trong năm. Đôi khi chúng chỉ ăn đúng một loại trong cả tuần. Sau đó nhất quyết không chịu ăn kiểu đó nữa. Và cây tre phải luôn tươi non. Chúng sẽ ngoảnh mặt đi trước những cây tre già hay lá héo và thân bị bạc màu.
Vì vậy, vườn thú phải nhờ tới một đội săn lùng tre trúc để đi thu hoạch tại các mảnh vườn địa phương. Cây tre mà họ kiếm về không thể có thuốc trừ sâu hay gần vùng nước bị ô nhiễm. Và quan trọng nhất, nó phải làm các chú gấu ngon miệng.
Loài thú quý hiếm tượng trưng cho tình hữu nghị

Để cho tất cả mọi người trên thế giới có thể tìm hiểu về loài thú quý hiếm này thể hiện hữu nghị. Và đến bất cứ nơi nào, các chú gấu này cũng được chào đón nồng nhiệt. Thậm chí, một số nước đã trải cả thảm đỏ tại sân bay để đón sứ giả của tình hữu nghị này. Và có cả một đoàn xe cảnh sát hộ tống chúng tới nơi ở mới. Hơn nữa, trong các vườn bách thú, khu vực mà chú gấu trúc sinh sống luôn cuốn hút được nhiều khách tham quan. Tại Trung Quốc, gấu trúc khổng lồ là một loài thú quý hiếm. Nó được coi như một phần của di sản lịch sử. Và một vật báu mà thiên nhiên ban tặng cho người dân nước này.