Cảm cúm là một chứng bệnh thường gặp ở bất cứ ai kể cả trẻ nhỏ. Đặc biệt khi mùa lạnh tới thì đây là bệnh lý cực kỳ phổ biến với mọi người. Bệnh này không nghiêm trọng nhưng vẫn có những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe của chúng ta. Từ xưa đến nay đã có rất nhiều bài thuốc dân gian để điều trị cảm cúm. Thậm chí với những loại gia vị đơn giản trong bếp bạn cũng có thể điều trị được chứng bệnh lý này. Vậy cụ thể chứng ta sẽ dùng những gì và sử dụng ra sao? Hãy thêm kiến thức sức khỏe cho bản thân qua bài viết này ngay nhé.
Mục Lục
Cảm cúm và những triệu chứng
Cúm là một bệnh nhiễm virus, thường ảnh hưởng đến hệ hô hấp, gồm mũi, cổ họng và phổi. Đối với hầu hết trường hợp, bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, đôi lúc bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử vong. Nhiều người thường nhầm lẫn cảm cúm với cảm lạnh vì hai tình trạng này đều do virus gây ra. Tuy nhiên, nó vẫn có những điểm khác nhau. Triệu chứng cảm cúm các bạn có thể tham khảo ở bên dưới.

- Thở nhanh hoặc khó thở
- Môi hoặc mặt xanh
- Thở gắng sức
- Đau ngực
- Đau cơ nghiêm trọng (trẻ không chịu đi lại)
- Mất nước (không đi tiểu trong 8 giờ, khô miệng, không chảy nước mắt khi khóc)
- Không có phản ứng hoặc tương tác khi thức dậy
- Co giật
- Sốt trên 40°C
- Trẻ dưới 12 tuần và sốt (dù nhẹ hay nặng)
- Sốt hoặc ho tái phát hoặc xấu đi
- Tình trạng bệnh lý mãn tính trở nên tồi tệ hơn
- Sốt hoặc ớn lạnh
- Ho và đau họng
- Chảy nước mũi và nghẹt mũi
- Đau nhức cơ thể
- Đau đầu
- Mệt mỏi
- Khó thở hoặc thở nông
- Đau hoặc căng tức ở ngực hoặc bụng
- Chóng mặt dai dẳng, nhầm lẫn, không có khả năng tỉnh táo
- Co giật
- Không đi tiểu
- Đau cơ nghiêm trọng
- Suy nhược
- Sốt hoặc ho tái phát hoặc xấu đi
Sử dụng gia vị điều trị cảm cúm
Dùng tỏi
Tỏi là loại gia vị rất phổ biến, được sử dụng trong rất nhiều món ăn thông thường. Trong tỏi có chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên như Allicin, được xem là chất kháng sinh mạnh nhất, hơn hẳn Penicillin, có khả năng giảm ho, long đờm, thông mũi. Ngoài ra, tỏi cũng có chứa các hoạt chất và các nguyên tố vi lượng giúp kháng khuẩn, kháng viêm, phòng ngừa các bệnh tim mạch, huyết áp, ung thư, cảm cúm…
Cách sử dụng: Bạn có thể giã nát 3 – 5 tép tỏi, đun sôi cùng nước lọc, để nguội rồi nhỏ vài giọt vào mũi, sẽ rất hiệu quả trong việc chữa nghẹt mũi; Ăn tỏi sống phát huy hoạt tính kháng sinh trong tỏi cao nhất.

Dùng hành
Hành có tính kháng khuẩn cao và thường được dùng để giải cảm. Hành cũng có công dụng giữ ấm cho cơ thể, giúp thoát mồ hôi. Cách sử dụng: Ăn cháo hành khi còn nóng để giúp cơ thể thoát mồ hôi là một cách giải cảm đơn giản và hiệu quả đã được áp dụng từ lâu.
Dùng gừng
Gừng có tính ấm, vị cay, có tác dụng phát tán phong hàn, làm ấm tỳ vị, tiêu đờm, giải độc. Do đó, gừng thường được dùng để giải trừ chứng cảm cúm nói chung, và viêm họng, ho khan nói riêng. Trong gừng tươi còn chứa chất Gingerol giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Cách sử dụng: Vào mùa lạnh, bạn có thể pha nước chanh gừng mật ong để uống giúp làm ấm cơ thể, phòng ngừa cảm cúm, hoặc cũng có thể uống một tách trà gừng trước khi đi ngủ; Ngoài ra, bạn có thể giã nhuyễn gừng tươi ngâm với rượu trắng để uống dần, giải cảm rất hiệu quả.
Dùng nghệ
Nghệ là một loại gia vị có đặc tính kháng viêm cao, thường được dùng để trị các loại mụn, viêm loét dạ dày, hệ tiêu hóa kém và cảm cúm. Cách sử dụng: Nghệ ngâm mật ong hoặc pha với nước muối loãng dùng để uống là những cách đơn giản để bạn trị cảm cúm một cách nhanh chóng.
Dùng sả
Sả có công dụng giữ ấm cơ thể hiệu quả nhờ đặc tính có vị cay, tính ấm, bổ tỳ vị. Sả còn chứa các chất Citral và Geraniol giúp giảm đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Cách sử dụng: Bạn có thể nấu nước sả với các loại rau như tía tô, kinh giới, lá bưởi… để xông hơi, giúp điều hòa thân nhiệt, giải cảm.