Ngộ độc thực phẩm không phải là tình trạng hiếm lạ. Đặc biệt khi thời tiết nóng bức thì nó lại càng dễ xảy đến. Nguyên nhân bởi nhiệt độ môi trường nóng giúp vi trùng phát triển tốt hơn. Lúc đó thực phẩm rất dễ ôi thiu và bị hỏng, dẫn tới ngộ độc. Ngộ độc sẽ có các mức độ nặng nhẹ, ảnh hưởng tới sức khỏe khác nhau, có thể không quá ảnh hưởng nhưng cũng có thể phải đi cấp cứu. Vậy thì làm sao để biết một người đang bị ngộ độc thức ăn? Cần phải làm gì nhằm phòng ngừa được các trường hợp ngộ độc xung quanh ta?
Mục Lục
Nguyên nhân gây ra ngộ độc
Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm:
- Do bản thân thực phẩm chứa chất độc như: nấm độc, cá nóc, gan cóc, vỏ sắn, khoai tây mọc mầm…;
- Do thức ăn bị ô nhiễm bởi hoá chất như: thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, hàn the, kim loại nặng (chì, kẽm…);
- Do thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, nấm mốc (lạc mốc, ngô bị nấm…);
- Ngoài ra, các yếu tố thuận lợi cho ngộ độc thực phẩm gồm thói quen ăn đồ tái, sống, việc sơ chế, chế biến, bảo quản và vận chuyển thức ăn không đảm bảo vệ sinh.

Triệu chứng ngộ độc
- Có những biểu hiện khác thường sau khi ăn uống một thực phẩm nào đó.
- Những người cùng ăn chung một loại thực phẩm có biểu hiện giống nhau, trong khi những người không ăn loại thực phẩm đó không có biểu hiện gì.
- Gặp phải những triệu chứng ngộ độc thực phẩm đặc trưng như đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy.
- Thực phẩm vừa ăn uống có mùi vị lạ, ôi thiu, thậm chí có thể có giun sán.
- Ngộ độc do vi sinh vật: Các loại vi khuẩn, virus hoặc các độc tố từ vi sinh vật là một trong những nguyên nhân ngộ độc thực phẩm. Trường hợp này, người bệnh sẽ có các biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy; các biểu hiện mất nước như khát nước, khô môi; hoặc nhiễm trùng gây sốt, liên tục vã mồ hôi.
- Ngộ độc do thực phẩm nhiễm hóa chất: Người bệnh sẽ có những triệu chứng khá phức tạp, không chỉ ở hệ tiêu hóa mà còn xuất hiện bất thường ở các cơ quan khác như đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh bất thường, trụy mạch,…
- Ngộ độc do thực phẩm chứa độc tố tự nhiên: Các thực phẩm vốn chứa sẵn độc tố như sắn, măng, có nóc, cóc,… nếu không được chế biến đúng cách khi ăn vào sẽ gây nên những triệu chứng bất thường.
Biện pháp phòng ngừa
Khi biết được nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, chúng ta sẽ có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, bao gồm:
Sử dụng và bảo quản thực phẩm
- Chọn thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng hoặc cơ sở có hệ thống bảo quản đông lạnh đạt tiêu chuẩn.
- Thực phẩm khi mua về nên chế biến và sử dụng ngay.
- Nếu dùng dự trữ cần bảo quản đúng cách, hợp vệ sinh.
- Nguyên tắc phải nhớ khi bảo quản thực phẩm: Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín.
Ví dụ: thịt các loại nếu để trong tủ lạnh cần sơ chế (để trong hộp, túi bọc kín) cách ly hoàn toàn với các thực phẩm khác. Ở nhiệt độ 0 – 50C thì bảo quản được tối đa 3 -5 ngày; Với thuỷ hải sản, bảo quản ở nhiệt độ 3 – 50C được tối đa 2 ngày; Các loại rau xanh nên bảo quản ở nhiệt độ 8 – 12 0C giữ trong vòng 2 ngày.

Luôn chế biến thực phẩm
- Luôn luôn nhớ vệ sinh tay thường xuyên trước và sau khi chế biến.
- Nấu kỹ, đun sôi và bảo đảm thực phẩm được chín từ trong ra ngoài.
- Hâm kỹ lại thực phẩm đã được chế biến và chỉ nên ăn 1 lần.
- Không dùng thịt, cá sống hoặc tái.
- Không dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần hoặc đã cháy khét.
- Không dùng bát, đũa… đã đựng thực phẩm sống để đựng thức ăn đã nấu chín.
- Dùng riêng thớt thái thức ăn sống và thức ăn chín.
- Ăn ngay sau khi vừa nấu xong.
- Thức ăn thừa nên cất ngay vào tủ lạnh trong vòng 2h sau nấu chín.
- Không lưu thực phẩm thừa quá lâu vì nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
- Tránh các thực phẩm có chứa chất độc tự nhiên.
Chú ý tới an toàn vệ sinh
- Luôn luôn đảm bảo nhà bếp, dụng cụ chế biến sạch sẽ và không có động vật gây hại: ruồi, gián, chuột…
- Hạn chế việc sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, thức ăn đường phố vì nguy cơ tiềm ẩn mất vệ sinh an toàn thực phẩm.